5 xu hướng Influencer Marketing nổi bật nhất trong năm 2025

0
2

Năm 2025, Influencer Marketing tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những xu hướng mới. Cùng khám phá 5 xu hướng Influencer Marketing đáng chú ý trong năm 2025 giúp các thương hiệu tối ưu chiến lược tiếp cận khách hàng và nâng cao hiệu quả marketing.

Các nhà sáng tạo nội dung trở thành cố vấn, nhà tư vấn cho thương hiệu

Vào năm 2025, các nhà sáng tạo sẽ không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn cung cấp những hiểu biết sâu sắc về khán giả, lĩnh vực hoạt động và nội dung hiệu quả nhất cho thương hiệu. Đó là lúc khái niệm “Creator Director” ra đời, nghĩa là người ảnh hưởng không chỉ tạo nội dung mà còn tham gia tư vấn chiến lược. Các thương hiệu nhận thấy rằng nhà sáng tạo hiểu rõ khán giả, nắm vững thuật toán nền tảng và xu hướng thị trường, làm cho sự hợp tác chính thức này trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia cho rằng thương hiệu sẽ ngày càng coi nhà sáng tạo là đối tác chiến lược thay vì không chỉ là “cỗ máy sản xuất nội dung”. Ví dụ, trong ngành làm đẹp, các thương hiệu như Kate Somerville và Youth to the People đã mời nhà sáng tạo tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm.

Mời nhà sáng tạo tham gia thử nghiệm sản phẩm giúp thương hiệu tự tin hơn trước khi ra mắt, đồng thời tạo cho nhà sáng tạo cảm giác sở hữu và gắn bó với sản phẩm – những yếu tố đóng vai trò quan trọng khi họ giới thiệu sản phẩm đến cộng đồng của mình.

Nở rộ xu hướng “Creator-tainment” trên YouTube

Năm 2025, YouTube sẽ bước vào thời kỳ hoàng kim thứ hai, trở thành điểm đến cho cả video ngắn và các chương trình giải trí hấp dẫn và đây chính là lúc “Creator-tainment” ra đời. Xu hướng “Creator-tainment” (creator + entertainment) là sự kết hợp giữa sáng tạo nội dung và giải trí, các nhà sáng tạo không chỉ làm video ngắn mà chuyển sang sản xuất các series giải trí, giống như các chương trình truyền hình dài tập nhưng được phát hành trên YouTube. 

YouTube đang khuyến khích các nhà sáng tạo phát triển các chương trình gốc như Chicken Shop Date, Hot Ones hay Recess Therapy, thu hút lượng lớn khán giả theo dõi.

YouTube đang khuyến khích các nhà sáng tạo phát triển các chương trình gốc như Chicken Shop Date

Xu hướng này mở ra nhiều cơ hội cho các Influencer phát triển các loạt chương trình dài hơi, qua đó thể hiện cá tính, phong cách và giá trị cá nhân. Điều này không chỉ giúp họ thu hút khán giả trung thành mà còn xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững. Bên cạnh đó, các Influencer cũng có thể hợp tác với các thương hiệu để tạo ra những chương trình chất lượng cao.

Nội dung chân thực là ưu tiên hàng đầu

Một xu hướng lớn trong năm 2025 là khán giả ngày càng ưa chuộng những nội dung chân thật, không qua chỉnh sửa. Người xem muốn thấy các nhà sáng tạo thể hiện bản chất thật, không bị rập khuôn theo kịch bản hay gò bó trong thông điệp thương hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc các thương hiệu để nhà sáng tạo phát huy tối đa khả năng của mình.

Nội dung chân thực luôn là yếu tố mà người xem đặt lên hàng đầu

Ví dụ, Oatly đã hợp tác với Joseph’s Machines, một nhà sáng tạo nội dung độc đáo, để tạo ra những video mô hình dây chuyền, đạt được 80 triệu lượt xem tự nhiên trên TikTok, trước khi thương hiệu bắt đầu quảng cáo trả phí.

Lượng người theo dõi không còn là “thước đo vàng” cho Influencer

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, số lượng người theo dõi (follower) đang dần mất đi tầm quan trọng. Dự đoán đến năm 2025, các thương hiệu sẽ chuyển trọng tâm từ việc tăng số lượng người theo dõi sang việc thúc đẩy tương tác chân thực, xây dựng lòng trung thành và kết nối sâu sắc với cộng đồng.

Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi sự phát triển của các nền tảng như Discord và Substack, nơi các nhà sáng tạo nội dung xây dựng cộng đồng trung thành và đầu tư vào các thành viên đăng ký, không chỉ đơn thuần là con số, mà là những cá nhân tạo ra nội dung chất lượng cao.

Theo thống kê từ CleverAds, 76% người dùng mạng xã hội tham gia ít nhất một cộng đồng trên mỗi nền tảng. Đây là nơi có nhóm khách hàng trung thành với mức độ trung thành cao nhất, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì các cộng đồng trực tuyến.

Tóm lại, số lượng người theo dõi sẽ không còn là thước đo chính, mà là các chỉ số về lòng trung thành, sự tham gia của cộng đồng và tương tác chân thực. Các thương hiệu cần thích nghi với xu hướng này để duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng trong thời đại số.

Các thương hiệu ưa chuộng sử dụng nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và nhân viên tạo ra (EGC)

Trong bối cảnh chi phí thuê influencer tăng cao và ngân sách marketing ngày càng eo hẹp, các thương hiệu ưu tiên sử dụng nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và nội dung nhân viên tạo ra (EGC). Đây là giải pháp tiết kiệm, đồng thời mang lại cách tiếp cận chân thực để xây dựng niềm tin từ người tiêu dùng. Trên thực tế, có đến 81% người tiêu dùng cho rằng niềm tin là yếu tố quyết định khi họ mua hàng.

Tại Việt Nam, nhiều thương hiệu đang đẩy mạnh khai thác EGC qua các kênh TikTok do chính nhân viên sáng tạo nội dung. Điển hình như Jollibee với các kênh TikTok do nhân viên của các chi nhánh xây dựng, gây ấn tượng với loạt video triệu lượt xem. Những video này thu hút người xem nhờ cách bắt trend nhanh nhạy và cách quảng bá thương hiệu hài hước, tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Nguồn: Advetising Vietnam

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here