Lời hỏi thăm tưởng chừng đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng trong kết nối gia đình. Nhưng liệu tất cả mọi người đã hiểu rõ giá trị của việc quan tâm để thật sự hành động, chăm lo cho bố mẹ 365 ngày? Khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Khác biệt trong cách cho và nhận lời hỏi han
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc “vắng mặt” lời hỏi han trong mối quan hệ gia đình. Đầu tiên phải kể đến sự xa cách về khoảng cách địa lý giữa con cái và cha mẹ. Trong xã hội hiện đại, không khó để bắt gặp hình ảnh người con trưởng thành, xa quê, lập nghiệp ở thành phố lớn. Mang trên mình áp lực, thành tựu xã hội dễ khiến họ chạy theo những con số, mục tiêu đề ra trước mắt mà quên mất “điểm tựa trong lòng”.
Những cuộc gọi về, lời hỏi han dần trở nên thưa thớt, thay vào đó là cuộc gọi nhỡ, tin nhắn chờ, đoạn hồi âm đôi câu rồi ậm ừ. Đáng buồn là sự thiếu quan tâm này không phải là cố ý, mà đôi khi là hệ quả của sự “quen thuộc” – cảm giác rằng cha mẹ luôn ở đó, thấu hiểu, yêu thương vô điều kiện. Mặt trái của việc này dễ dàng dẫn đến sự lãng quên, khiến người trẻ phút chốc bỏ lỡ điều quan trọng: sức khoẻ của bố mẹ.
Ở phương diện ngược lại, cha mẹ mang trong mình một tình yêu vô điều kiện, xuất phát từ tấm lòng. Bố mẹ không mong hồi đáp, chỉ muốn duy trì kết nối với con cái – dù chỉ qua tin nhắn hằng ngày hay một cuộc gọi ngắn ngủi. Việc liên tục gửi lời nhắn, gọi điện trở thành thói quen và niềm vui của tuổi trung niên, bởi họ hiểu chỉ cần còn được bên cạnh, kết nối với con mỗi ngày thì đó đã là niềm hạnh phúc, đủ để họ cảm thấy an lòng.
Cuộc sống hiện đại với guồng quay hối hả đang bao trùm lên người trẻ một áp lực vô hình, khiến họ chìm trong vòng xoáy của công việc, học tập và những mối quan hệ xã hội. Sự bận rộn này, dù là để xây dựng tương lai hay chỉ đơn giản là để tồn tại trong nhịp sống hối hả, đã vô tình tạo ra một khoảng cách vô hình “bỏ lỡ những sự quan tâm và tạo sự khác biệt trong cách cho và nhận lời hỏi han” của người trẻ đối với những người thân yêu, đặc biệt là cha mẹ.
Thời gian dành cho gia đình ngày càng ít ỏi, những bữa cơm chung trở nên hiếm hoi, những cuộc trò chuyện tâm tình cũng dần thưa thớt. Mải mê với những mục tiêu riêng, người trẻ đôi khi quên rằng cha mẹ đang già đi, và bỏ lỡ những tình cảm chân thành ẩn sau những lời hỏi han quen thuộc. Sự bận rộn ấy, nếu không được cân bằng, sẽ trở thành một nỗi hối tiếc lớn khi nhìn lại.
Xa nhà nhưng đừng xa mặt cách lòng, hãy hỏi thăm bố mẹ nhiều hơn
Lời hỏi thăm đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc đối với bố mẹ. Có người nói rằng, khi còn trẻ, đối với con thế giới là thành tựu, danh vọng, thành công, nhưng với bố mẹ con là “cả thế giới”. Vậy nên, việc hiểu được bản chất vấn đề là tiền đề, động lực để dẫn đến hành động, sự quan tâm cần thực hiện mỗi ngày chứ không đợi đến bất cứ dịp nào quan trọng, kể cả Tết.
Dựa trên quan điểm này, Anlene – “người đồng hành” chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người lớn tuổi – đã khéo léo gợi nhắc, lồng ghép lời hỏi thăm “phiền toái” thành chủ đề chính trong sản phẩm nhạc Tết 2025, biến góc nhìn có phần “sâu lắng” trở thành câu chuyện vô cùng tích cực, một lời thức tỉnh nhẹ nhàng, dễ thương dành cho ba mẹ và cả những đứa con.
“Tết Phiền Vẫn Iu” – lời nhắn nhủ yêu thương từ Anlene dành cho thế hệ CareGiver
Với giai điệu bắt tai và nội dung gần gũi, MV đã nhanh chóng đạt Top 9 Itunes và Top 6 Google Search cho keyword “Nhạc Tết 2025”. Bên cạnh đó, sự kết hợp của đa dạng nền tảng truyền thông đã đem đến độ phủ cho MV “Tết Phiền Vẫn Iu” với tổng lượng tương tác trên tất cả nền tảng âm nhạc, tin tức với hơn 200.000 phản hồi, chia sẻ và hơn 4 triệu lượt xem chỉ trong 10 ngày ra mắt, trở thành một trong những MV được yêu thích nhất mùa Tết 2025.
Các video ‘react’ cũng như cảm nghĩ sau khi xem MV đều đem lại nhiều phản ứng tích cực. Trước câu hỏi “nếu một ngày không còn được nhận lời hỏi han từ bố mẹ, bạn cảm thấy như nào?”, một vài bạn đã không kìm được nước mắt, cảm thấy xúc động, nghẹn ngào vì chưa bao giờ dám nghĩ đến.
Dẫu bao nhiêu mùa Tết trôi qua, hạnh phúc lớn nhất vẫn là nhà đủ người và bố mẹ còn khoẻ. Năm mới đặt mục tiêu mới, cùng Anlene đóng trọn vai trò “người kết nối”, tập thói quen quan tâm phụ huynh, dành thật nhiều yêu thương chân thành bằng hành động, để ba mẹ luôn khỏe mạnh, bên cạnh mình mỗi ngày.
Theo Anlene