4 tips tìm “đúng” insight khách hàng dành cho Marketers

0
34

Insight là gì? Tại sao lại cần phải tìm insight? Và làm thế nào để tìm ra những insight đúng và quan trọng cho một chiến dịch marketing?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về insight, tầm quan trọng của nó và cách để tìm kiếm insight một cách trọn vẹn. Đặc biệt, các Marketers cần phải biết để phát triển chiến lược marketing hiệu quả.

Định nghĩa về Insight

Insight là mong muốn thầm kín của khách hàng, thúc đẩy họ tạo ra nhu cầu và động lực mua sắm, đồng thời là kỳ vọng mà khách hàng đặt vào sản phẩm/thương hiệu.

Customer Insight là thuật ngữ được các Marketer sử dụng phổ biến, được hiểu như một bí mật ẩn sâu trong tâm trí khách hàng, có khả năng tác động đến hành vi mua hàng.

Định nghĩa về Insight

Vì sao phải tìm insight?

Insight luôn tồn tại trong tiềm thức của mỗi khách hàng nhưng doanh nghiệp khó có thể tìm thấy nó một cách dễ dàng và chính xác. Bởi khách hàng thường cố tình hoặc vô tình che giấu suy nghĩ thật của mình. Đôi khi, chính họ cũng chưa thể xác định được insight của mình là gì. Vì vậy, nhiệm vụ của thương hiệu là đưa ra những gợi ý để họ nghĩ đến, hiểu được mong muốn, kỳ vọng của khách hàng đối với từng sản phẩm/dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.

Từ việc hiểu rõ Insight, thương hiệu sẽ có cơ sở để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa và truyền tải thông điệp rõ ràng. Khi khách hàng tìm thấy sự đồng cảm, thấu hiểu trong một thông điệp, họ sẽ ngay lập tức bị thu hút và dành sự yêu mến, ủng hộ cho sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.

4 tips để tìm insight một cách trọn vẹn

Bởi tâm trí con người luôn thay đổi và khó nắm bắt nên các thương hiệu muốn tìm insight có thể áp dụng 4 mẹo sau đây:

Communication – Lắng nghe những gì truyền thông nói

Thương hiệu lắng nghe những gì truyền thông nói bằng cách trả lời ba câu hỏi: Xã hội nói về điều gì? Tại sao họ nói vậy? Và tại sao họ lại nói như thế?

Đâu đó trong xã hội vẫn còn những quan điểm cho rằng hình xăm là xấu. Những người lộ hình xăm nhiều thường bị mọi người đánh giá là đối tượng không đứng đắn, bạo lực… Những người yêu thích hình xăm hay nghệ thuật tattoo thường phải chịu nhiều định kiến từ người khác.

Định kiến xã hội là những quan điểm, ý kiến hoặc suy nghĩ mà con người hình thành dưới tác động của môi trường xã hội và văn hoá. Điều này khiến họ đánh giá, định hình và đối xử các sự vật, hiện tượng và con người một cách chủ quan. Tuy nhiên, định kiến xã hội có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể và tùy vào bối cảnh. Khi một ca sĩ hay người nổi tiếng xăm hình, họ được coi là người có phong cách và cá tính riêng (như Beckham, Jungkook của nhóm nhạc BTS…). Hoặc khi bạn nhìn thấy một anh chàng có hình xăm nhưng lại cầm một bó hoa hay đang chơi đùa với một chú cún con, người đó dễ dàng ghi điểm là kiểu người lãng mạn và yêu động vật.

Những người lộ nhiều hình xăm thường bị mọi người đánh giá là đối tượng bạo lực.

Nhìn chung, định kiến xã hội có thể ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý, hành vi của con người. Trong lĩnh vực truyền thông và marketing, việc hiểu rõ định kiến xã hội giúp chúng ta nắm bắt được tâm lý khách hàng và đưa ra những chiến dịch truyền thông phù hợp có thể đi theo định kiến hoặc thậm chí phản đối nó để đạt được hiệu quả tối đa.

Motivation – Động lực

Hầu hết chúng ta chỉ cam kết hành động khi có động lực. Một người chỉ có động lực học để thi khi anh ta tưởng tượng được hậu quả nếu mình trượt kỳ thi. Tương tự, trong marketing, để tìm ra động cơ thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng, các thương hiệu cần làm rõ hai câu hỏi: Tại sao họ lại làm như vậy? Và họ làm như thế nào?

Một ví dụ điển hình về quảng cáo xe ô tô của Volkswagen. Khi tham gia giao thông mọi người luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu và cố gắng cẩn thận để tránh tai nạn giao thông. Đây chính là tâm lý chung của con người mà Volkswagen đã áp dụng thành công vào chiến dịch quảng cáo của mình. Hãng sử dụng những câu chuyện về tai nạn, rủi ro khi tham gia giao thông để nhấn mạnh và thúc đẩy người tiêu dùng chú ý đến những sản phẩm có hệ thống an toàn và đáng tin cậy cao, từ đó tạo dựng niềm tin và ra quyết định mua hàng.

Emotion – Cảm xúc quyết định hành vi mua sắm

Nhiều nghiên cứu cho thấy bộ não con người thường xử lý suy nghĩ và đưa ra quyết định thông qua hai cấp độ. Cấp độ đầu tiên là cảm xúc, ở đây, não sẽ xử lý thông tin một cách tự động và nhanh chóng đưa ra câu trả lời mà người dùng không cần phải suy nghĩ. Ví dụ: khi phải lựa chọn giữa 7Up và Sprite, Coca-Cola và Pepsi… người dùng sẽ ngay lập tức có câu trả lời dựa trên cảm xúc, phần lớn là lựa chọn do bạn yêu thích thương hiệu nào hơn.

Lựa chọn thương hiệu theo cảm xúc 

Ngược lại, cấp độ thứ hai yêu cầu người dùng đưa ra quyết định dựa trên lý trí và logic. Và Emotional Marketing hay tiếp thị cảm xúc sẽ trở thành một chiến lược hiệu quả nhằm thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc sau khi sử dụng sản phẩm hoặc đọc tin tức liên quan đến nó.

Như vậy, hành vi mua hàng của một người sẽ được quyết định dựa trên cảm xúc của chính họ. Để tác động đến cảm xúc của khách hàng, thương hiệu cần xác định được 2 yếu tố: Điều gì khiến họ KHÔNG MUA sản phẩm? Và lý do nào cản trở quyết định mua sắm của họ?

Be more human – Chân dung khách hàng mục tiêu

Insight được xây dựng dựa trên chân dung khách hàng mục tiêu (Target Audience). Thương hiệu cần đặt mình vào vị trí của khách hàng mục tiêu, để phân tích các yếu tố như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính… Chân dung khách hàng được phác họa càng chi tiết thì thương hiệu sẽ càng hiểu rõ tâm lý, mong muốn và hành vi mua sắm của họ. 

Tạm kết

Để giải quyết nỗi lo của khách hàng, hay tìm ra insight để có thể “chạm” đúng điểm đau của người dùng, các thương hiệu không chỉ cần dựa vào dữ liệu mà còn cần lắng nghe truyền thông và tìm ra động lực, cảm xúc khiến khách hàng thực hiện hành động mua sắm và khắc họa rõ nét chân dung khách hàng mục tiêu của mình.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here