Mô hình PESO là gì? Cách ứng dụng mô hình PESO như thế nào?

0
230

Cùng với SWOT, PEST, PESO là mô hình được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể mô hình PESO là gì? Mô hình PESO được áp dụng trong doanh nghiệp như thế nào? Sky Ads sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn qua bài viết dưới đây!

Mô hình PESO là gì?

PESO là viết tắt của “Paid, Earned, Shared, Owned,” là phân nhóm của tất cả các kênh truyền thông – tiếp thị mà một doanh nghiệp hay một thương hiệu có thể tiếp cận. Trong đó:

  • Paid media (truyền thông trả tiền): là những kênh truyền thông mà doanh nghiệp phải trả tiền để được phân phối nội dung, dù đó là nội dung bình thường hay nội dung quảng cáo.
  • Earned media (truyền thông lan truyền): là các kênh cung cấp thảo luận và phản hồi từ khách hàng hoặc các bên liên quan khác về doanh nghiệp hoặc thương hiệu. Những nội dung này được sản xuất bởi các nhóm không phải doanh nghiệp nên thường được coi là đáng tin cậy hơn các kênh khác như Paid media hoặc Owned media,…
  • Shared media (truyền thông chia sẻ): Đề cập đến việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội. Trong đó, bộ phận marketing và dịch vụ khách hàng sẽ sử dụng những phản hồi hoặc những câu chuyện có lợi cho thương hiệu để đăng tải trên các kênh này. Doanh nghiệp sử dụng các kênh shared media như một nguồn thông tin chính thức để truyền thông cho nội bộ và bên ngoài phạm vi doanh nghiệp.
  • Owned media (truyền thông sở hữu): đề cập đến nội dung hoặc các kênh mà chính doanh nghiệp sở hữu, có thể là blog, website,… Tại các kênh này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát các thông điệp, nội dung theo cách mình muốn.
Mô hình PESO là gì?

Ví dụ mô hình PESO phổ biến hiện nay

Mô hình PESO của Vinamilk

Giống như bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào, Vinamilk cũng sở hữu cho mình hệ thống các kênh truyền thông – tiếp thị để khai thác và triển khai. Trong đó, các kênh truyền thông – tiếp thị của Vinamilk được phân chia theo mô hình PESO cụ thể như sau:

  • Paid media: quảng cáo trả phí trên Google, quảng cáo trên báo chí, truyền hình, kết hợp với các KOL lên bài PR,….
  • Earned media: thông tin về Vinamilk được trao đổi trên các diễn đàn như: lamchame, webtretho, tinhte. Bên cạnh đó là các bài viết chia sẻ trên mạng xã hội, trên các diễn đàn, các đánh giá từ người mua của Vinamilk trên sàn thương mại điện tử.
  • Shared media: nơi Vinamilk chia sẻ các thông tin về bản thân doanh nghiệp như tên: Facebook, Youtube, Google+,….
  • Owned media: các kênh Vinamilk hiện đang sở hữu như: website, Fanpage, kênh Youtube, trang Instagram của Vinamilk,…
Vinamilk cũng sở hữu cho mình hệ thống các kênh truyền thông – tiếp thị để khai thác và triển khai

Ứng dụng mô hình PESO như thế nào?

PESO được coi là “phát minh” hoàn hảo của ngành Truyền thông – Marketing khi tích hợp cả 4 loại hình truyền thông chỉ trong một mô hình. Nó cho thấy sức mạnh của việc sử dụng khéo léo các phương tiện truyền thông để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Cụ thể, khi bạn sản xuất nội dung owned media, bạn sẽ phải sử dụng shared media để phân phối nội dung đó, sử dụng paid media để quảng bá nội dung đó và dùng earned media để làm nổi bật nó. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp/tổ chức nào cũng áp dụng tất cả các kênh truyền thông trong mô hình PESO:

  • Paid media, mức chi trả phụ thuộc phần lớn vào tình hình tài chính, ngân sách và mong muốn lan tỏa của mỗi doanh nghiệp. Theo đó, các hoạt động có thể bị gián đoạn ít nhiều như: hợp tác với KOLs hay quảng cáo truyền hình,…
  • Earned media được sử dụng rất nhiều khi doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với các nhóm người có ảnh hưởng, KOls hoặc nhà báo để thu hút người theo dõi. Tuy có sức ảnh hưởng lớn và mang lại nhiều lợi ích nhưng kênh truyền thông này rất khó kiểm soát. Nó thậm chí có thể gây hại cho doanh nghiệp nếu nội dung không thực sự tích cực.
  • Shared media không phù hợp với hầu hết các đơn vị nhưng nó có thể được sử dụng như một công cụ để kiểm tra hiệu quả nội dung do các kênh owned media sử dụng để “khảo sát” công chúng của doanh nghiệp.
  • Owned media là kênh truyền thông không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, là cầu nối tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp với công chúng.

Đo lường mô hình PESO của doanh nghiệp như thế nào?

Với mỗi loại phương tiện khác nhau sẽ có cách đánh giá, đo lường khác nhau.

  • Paid media: Có thể đo lường thông qua các kênh như Google adwords để xem có bao nhiêu lượt xem, lượt click chuột, lượt nhấp gọi,… Đối với một số nền tảng quảng cáo khác như quảng cáo Facebook, quảng cáo Tiktok hỗ trợ thống kê hiệu quả quảng cáo thông qua số lượt xem, bình luận, tin nhắn, mua hàng,…
  • Earned media: Đo lường hiệu quả bằng cách xem xét các số liệu như: mục tiêu ảnh hưởng (ví dụ như 10% số followers của 1 KOL có 10.000 người theo dõi hoặc 10% số followers của 1 KOL có 100.000 người theo dõi,…), lưu lượng truy cập web từ các bài review sản phẩm hay câu chuyện của thương hiệu,… Ngoài ra, có thể được đánh giá thông qua sự tăng trưởng về số lượng khách hàng hoặc người theo dõi mới,…
  • Shared media: Thường được đo lường thông qua mức độ tăng trưởng của người hâm mộ, người theo dõi,… Từ biểu đồ tăng trưởng, bạn có thể đề xuất các phương pháp tiếp cận mới hoặc kết hợp với các kênh truyền thông khác để khai thác nhiều người theo dõi hơn. Ví dụ như hợp tác với KOLs để viết bài quảng cáo, chạy chương trình giảm giá,…
  • Owned media: Đây là kênh tích hợp cả 3 kênh truyền thông trên và chịu ảnh hưởng rất lớn từ hiệu quả hoạt động của 3 kênh này. Để đo lường hãy chú ý đến thời gian người dùng truy cập vào website của bạn, thời gian trên trang, tỷ lệ thoát trang,… Các chỉ số này được tổng hợp chi tiết thông qua các công cụ như Google Analytics, Google search console, Ahref,… Bên cạnh đó, còn có một số công cụ quảng cáo khác (khi kết hợp các kênh lại với nhau) như quảng cáo Google, quảng cáo Facebook, quảng cáo Tiktok,…
Đo lường mô hình PESO của doanh nghiệp như thế nào?

Hy vọng thông qua những thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về “sức mạnh” của việc kết hợp các kênh truyền thông và cách ứng dụng nó để mang lại cho doanh nghiệp của bạn những thành công lớn trong hoạt động truyền thông tiếp thị.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here