Danh mục dự án
Có thể thấy rõ được rằng những doanh nghiệp hiện nay đang tập trung hơn về những trải nghiệm của khách hàng đến với các sản phẩm của doanh nghiệp. Có rất nhiều cách để có thể thực hiện hóa điều đó và một trong số những cách đơn giản nhất là sử dụng các testimonials – những lời nhận xét của khách hàng sau những trải nghiệm. Vậy thì Testimonials là gì và những công dụng của chúng đối với các chiến dịch của doanh nghiệp ra sao, hãy cùng Skyads cùng tìm hiểu.
Testimonials là gì?
Testimonials hay còn được gọi là những lời nhận xét của khách hàng sau khi đã trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ để cải thiện những trải nghiệm khách hàng. Nếu như được sử dụng đúng cách và hợp lý, Testimonials có thể giúp cho bạn tiếp cận đến khách hàng tiềm năng, chăm sóc tốt những khách hàng hiện có và cải thiện doanh nghiệp dựa trên những lời phản hồi từ chính khách hàng.
Đây là một hình thức rất thông dụng để giúp cho các doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm cho những khách hàng của mình. Hơn ai hết, hiểu được testimonials là gì sẽ giúp cho những Marketer hiểu được các sản phẩm của mình có những điểm yếu nào cần để khắc phục.
Những công dụng từ Testimonials – công cụ trải nghiệm những khách hàng
Giúp khách hàng hiện hữu có thể cảm thấy được trân trọng
Trải nghiệm khách hàng không nên chỉ nhắm đến những khách hàng mới. Thực tế cho thấy hầu hết những doanh nghiệp hiện đang dành đến 80% ngân sách tiếp thị để có thể thu hút khách hàng mới. Thế nhưng, theo như dữ liệu từ Adobe, gần 40% tổng doanh thu của doanh nghiệp lại đến từ những khách hàng hiện tại. Như vậy, song song với việc thu hút những khách hàng mời thì điều quan trọng là phải đảm bảo khách hàng hiện tại của bạn cảm thấy được trân trọng, và đó là lúc Testimonials của khách hàng được phát huy tác dụng hiệu quả của mình.
Cho nên để hiểu được testimonials là gì sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu được rõ ràng rằng công cụ mình mong muốn sẽ có được những tác dụng gì cho chiến dịch của mình. Cho khách hàng thấy được bạn trung thành với họ, họ cũng sẽ hành động tương tự. Tuy nhiên, sự trung thành đó sẽ chỉ có giá trị nếu như bạn cải thiện theo những phản hồi của khách hàng. Nếu như bạn không để tâm đến điều mà khách hàng nói, thì họ cũng sẽ không quan tâm đến những việc mà bạn có chia sẻ nhận xét của họ hay là không, mà điều này lại ảnh hưởng đến những bước tiếp theo.
Cung cấp những thông tin cho những khách hàng tiềm năng
Theo như một cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng của Bright Local (trang web chuyên về các công cụ tiếp thị trực tuyến), có đến 84% khách truy cập website tin tưởng những bài đánh giá trực tuyến cũng như là đề xuất cá nhân của bạn bè. Những đánh giá này, được viết trên trang web của bạn, sẽ cung cấp những thông tin có giá trị về doanh nghiệp cho những khách hàng tiềm năng. Họ chia sẻ chi tiết về các sản phẩm/dịch vụ của bạn từ quan điểm của người dùng trực tiếp, ngay lập tức những khách hàng tiềm năng mới có thể phát triển được niềm tin với sản phẩm của bạn.
Chìa khóa ở đây chính là hiển thị những ý kiến đánh giá dưới các định dạng dễ xem và dễ tìm kiếm. Khi những khách hàng ghé thăm trang web của bạn, họ sẽ muốn biết ngay được liệu các sản phẩm/dịch vụ của bạn có phù hợp với nhu cầu của họ hay là không. Lúc này, nhận xét từ những khách hàng khác cũng có thể giúp cho họ có được thông tin này ở định dạng thân thiện hơn nhiều so với các quảng cáo bán hàng. Điều này còn đảm bảo những thông tin quan trọng về doanh nghiệp thực sự đến được với các khách hàng, và được tin tưởng. Giữa quảng cáo thương mại với những lời khuyên từ bạn bè, hình thức sau sẽ đáng tin cậy hơn. Cho nên testimonials là gì sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn được những quyền năng mà nó mang lại để nâng cao trải nghiệm của khách hàng qua từng mốc thời gian.
Thúc đẩy những thay đổi tích cực
Testimonial còn giúp đem lại vô số những thay đổi tích cực nhờ các đánh giá của khách hàng. Khi khai thác những cảm nghĩ, bình luận, những hiểu biết của người tiêu dùng về một sản phẩm hay là dịch vụ nhất, định, thay đổi đầu tiên mà testimonial mang đến chính là cải thiện chất lượng về các sản phẩm, dịch vụ đó.
Testimonial giúp cho doanh nghiệp, thương hiệu nhìn nhận được những ưu và nhược điểm của mình một cách khách quan và tổng thể hơn và quan trọng hơn chính là nhìn dưới trải nghiệm cá nhân của khách hàng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của sản phẩm và góp phần tạo ra được những chiến dịch về marketing truyền thông hiệu quả hơn nữa cho những lần sau.