Trong marketing 4C có nghĩa là gì? Lợi ích của mô hình 4C và những bước để áp dụng 4C trong marketing 

0
5850

Để trở thành một marketer, bạn sẽ được dạy về bốn trụ cột của chiến lược tiếp thị. Trong đó, 4P – sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng cáo đã được ăn sâu vào tư duy từ những ngày đầu tiên bước chân vào thế giới marketing. Bên cạnh đó, tồn tại song song và được sử dụng phổ biến không kém gì 4P mà lại có phần thực tế hơn đó chính là 4C. 

Trong bài viết dưới đây, Mygear sẽ giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến 4C và những bước để áp dụng 4C trong marketing. 

Trong marketing 4C có nghĩa là gì?

4C sẽ bao gồm Customer Solution (giải pháp cho khách hàng), , Convenience (tính thuận tiện), Customer Cost (chi phí của khách hàng) và Communication (sự giao tiếp).

Trong marketing 4C có nghĩa là gì?
Trong marketing 4C có nghĩa là gì?

Những người làm marketing lâu năm cho rằng 4C có giá trị hơn nhiều khi so sánh với 4P. Bởi nó không chỉ tập trung vào tiếp thị và bán sản phẩm mà nó còn tập trung vào giao tiếp với đối tượng mục tiêu từ đầu cho đến cuối quá trình.

Trong khi 4P tập trung vào chiến lược tiếp thị định hướng người bán thì 4C lại đưa ra quan điểm dựa trên người tiêu dùng nhiều hơn về chiến lược tiếp thị.

Lợi ích từ mô hình 4C trong marketing

Mô hình 4C trong marketing giúp cho những doanh nghiệp thuộc mọi quy mô cạnh tranh với nhau. Bằng cách hiểu được những đối tượng mục tiêu của mình, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. 

Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng mô hình 4C để xác định thị trường mục tiêu của mình. Bằng cách là kết hợp 4C vào truyền thông tiếp thị sẽ có nhiều khả năng nhận được phản hồi tốt từ khách hàng và cải thiện hình ảnh cũng như là danh tiếng của thương hiệu.

4 bước để áp dụng 4C trong Marketing 

4C trong marketing sẽ có lợi cho bất kỳ một chiến lược marketing nào. Tuy nhiên, Trước khi phát triển sản phẩm thì người áp dụng cần phải thực sự hiểu đối tượng. Chiến lược này yêu cầu giao tiếp trong toàn bộ quá trình bằng cách là hiểu khách hàng muốn gì và cần gì ở sản phẩm/dịch vụ. 

Tìm hiểu khách hàng 

4C rất chú trọng vào bước thấu hiểu khách hàng nên khi áp dụng 4C cần phải tìm hiểu xem nhu cầu, thói quen hay yêu cầu của khách hàng là gì và họ thích mua trực tiếp hay là online. 

Khi đã hiểu về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể phác thảo chân dung khách hàng, từ đó có thể phát triển sản phẩm theo đúng trọng tâm nhất, gần gũi và có ích với chân dung. 

Đảm bảo khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp 

4C rất đề cao tính tương tác, giao tiếp tự nhiên, cá nhân giữa người mua và người bán. Để có thể áp dụng 4C thành công, cần phải đảm bảo rằng khách hàng có thể liên hệ được với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng khách hàng có đầy đủ những phương thức để liên hệ và sẽ được hỗ trợ ngay khi cần.

Đảm bảo khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp 
Đảm bảo khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp

Giải đáp mọi câu hỏi của khách hàng 

Giải đáp những câu hỏi của khách hàng sẽ phục vụ cho 4 yếu tố trong 4C khi phương thức này vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa tạo ra sự thuận tiện, đảm bảo mức chi phí mà khách hàng phải trả khi mua dịch vụ hoặc là sản phẩm, nó lại vừa tạo ra tương tác với thương hiệu. 

Phát triển thương hiệu theo hướng nghiên cứu và thu thập feedback từ khách hàng, người tiêu dùng 

Để thương hiệu phát triển và liên tục cải thiện có rất nhiều cách và trong số đó là tiếp tục nghiên cứu và thu thập feedback từ khách hàng hay người tiêu dùng. Giúp doanh nghiệp khám phá ra các yêu cầu và nguyện vọng mới của khách hàng cũng như là sửa chữa những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm. 

Trong marketing, mô hình 4C đang ngày một phổ biến trong các doanh nghiệp. Việc tiếp cận với mô hình 4C sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng hơn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here