Cuộc chiến nhà tài trợ cho World Cup 2022 – Làm thế nào để thương hiệu được nổi bật

0
32

Đối với các marketer, khi theo dõi những trận đấu của kỳ World Cup 2022, bên cạnh sự quan tâm đến các đường bóng thì làm thế nào để các thương hiệu trở thành nhà tài trợ sáng giá nhất.

Có rất nhiều cái tên đình đám xuất hiện xuyên suốt kỳ World Cup 2022 ở vị trí nhà tài trợ. Đây là một sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, có hàng triệu người theo dõi cùng với sự chú ý đổ dồn từ khắp các châu lục, những thương hiệu đứng trước bài toán làm sao để nổi bật nhất trong số các nhà tài trợ.

Liệu nội dung của thương hiệu có hoạt động hiệu quả giữa những cái tên tầm cỡ thế giới? Vị trí có đủ sáng hay chưa? Thông tin đã đủ hấp dẫn chưa? Có thể thu hút sự chú ý của khán giả hay không? Đây chỉ là các câu hỏi cơ bản nhất để giải mã cho công thức giúp những thương hiệu nổi bật tại kỳ FIFA World Cup Qatar 2022.

Đọc khán giả giống như một cuốn sách

Sai lầm lớn nhất của những thương hiệu có lẽ là áp dụng một chiến lược marketing lên mọi nhóm đối tượng khán giả.

Theo như thống kê có đến 37% người hâm mộ bóng đá toàn cầu là phụ nữ và có 34% phụ nữ quan tâm đến kỳ World Cup 2022, cao hơn hẳn so với những giải bóng khác như Ngoại hạng Anh, Cúp C1 Châu Âu, vô địch bóng đá Châu Âu. Nếu như thương hiệu đủ khéo léo để đánh vào phân khúc này bằng tuyến nội dung và tài trợ phù hợp thì những người hâm mộ hoàn toàn có thể trở thành khách hàng trung thành.

Một số nhà tài trợ trong kỳ World Cup 2022.

Qatar 2022 là kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức vào mùa lễ hội cuối năm, cụ thể là Giáng sinh, do đó những nhà tài trợ và nội dung truyền thông, marketing cho thương hiệu cũng phải khai thác tối đa theo một hướng mới. 

Khai thác các nội dung video có liên quan đến lễ hội đồng thời tận dụng tốt làn sóng cổ vũ của World Cup nhằm tiếp cận đối tượng mới, những người chưa có tương tác đối với thương hiệu là hoạt động chủ chốt vào thời gian này.

Phân phối các kênh truyền thông hợp lý

Đối với người hâm mộ bóng đá thì việc xem miễn phí vẫn là ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên, không phải bất cứ quốc gia nào, người hâm mộ cũng có được lựa chọn này. 

Theo như thống kê từ Nielsen, có đến 62% người hâm mộ phải trả tiền để xem các trận đấu, 72% theo dõi thông qua các mạng xã hội và 68% xem trên ứng dụng OTT (truyền hình được cung cấp qua các đường truyền internet tốc độ cao). Điều này đồng nghĩa với việc những thương hiệu và nền tảng có thể sáng tạo với cách họ tương tác cùng các khán giả trên nhiều thiết bị.

Nhà tài trợ rất nhiều cách thức để tiếp cận đến khán giả, đặc biệt là qua các kênh mà họ theo dõi trận đấu.

Tương tác sâu có thể thúc đẩy bằng việc thông qua các dạng thức ngắn gọn hơn, nội dung như tóm tắt các khoảnh khắc nổi bật của những trận đấu, phân tích cầu thủ, độc quyền từ hậu trường,… Thương hiệu kéo dài một số hoạt động truyền thông của sự kiện, tiếp cận nhiều khán giả hơn, thu lại giá trị truyền thông lớn hơn sẽ đạt được phạm vi tiếp cận khán giả nhiều hơn.

Bằng cách này, các thương hiệu có thể dẫu đứng giữa vô số những đối thủ nặng ký, nhưng vẫn có thể thể hiện màu sắc và sự độc đáo của riêng mình.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here