Starbucks là “Ngân hàng bí mật”: Luôn có sẵn 1-2 tỷ USD “tiền gửi” với lãi suất 0%

0
69

Những tín đồ mê cà phê hẳn sẽ không còn xa lạ gì với Starbucks, thương hiệu đã đạt được “Top of Mind” – mức độ nhận diện thương hiệu cao nhất trong ngành.

Sở hữu hơn 34.000 cửa hàng trên toàn cầu, Starbucks đang trở thành chuỗi cà phê lớn nhất thế giới. Song điều ít ai ngờ đến rằng Starbucks đang hoạt động như một ngân hàng, một “bí mật” mà Starbucks chưa từng tiết lộ với giới truyền thông.

Câu chuyện của Starbucks

Starbucks ra đời vào năm với tư cách là một công ty bán hạt cà phê, được quản lý bởi Jerry Baldwin, Gordon Bowker và Zev Siegl với trụ sở chính tại Seattle.

Đến năm 1982, Howard Schultz, lúc đó mới 29 tuổi, đã gia nhập Starbucks với tư cách là Giám đốc Bán lẻ và Tiếp thị, không ủng hộ chiến lược của các nhà sáng lập, Howard cùng  các nhà đầu tư của mình đã mua lại Starbucks vào năm 1985, tập trung chính vào mảng bán lẻ và mở quán phục vụ cà phê, thay vì chỉ đơn thuần kinh doanh hạt cà phê thô.

Kể từ khi ông Howard tiếp quản, Starbucks liên tiếp mở ra hơn 140 địa điểm và niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 1992.

Starbucks hoạt động như một “Ngân hàng bí mật”
Starbucks hoạt động như một “Ngân hàng bí mật”

Đến năm 1996, Starbucks đã mở cửa hàng thứ 1.000 và đạt 2.500 cửa hàng trong ba năm tiếp theo. Song chưa dừng lại ở đó, từ năm 2000 đến năm 2007, Starbucks gần như đã phủ khắp thế giới, với tốc độ “kinh hoàng”  khi đã mở 1.500 cửa hàng mới mỗi năm.

Vậy tại sao Starbucks đang “lách luật” để hoạt động như một ngân hàng?

Starbucks “hoạt động” giống ngân hàng như thế nào?

Giống như cách mà các ngân hàng lưu trữ tiền từ khách hàng, Starbucks đã thu về một lượng lớn tiền mặt thông qua Starbucks Rewards. Điều đặc biệt là số tiền này còn lớn hơn lượng tiền mặt mà nhiều ngân hàng đang nắm giữ.

Trong năm 2016, Starbucks nắm giữ hơn 1,2 tỷ USD tiền gửi của khách hàng, cao hơn so với các ngân hàng như Green Dot Bank với 0,56 tỷ USD và Customer Bank với 0,78 tỷ USD. Thế nhưng, ngân hàng thì phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng, còn Starbucks thì không. Hội những người  “nghiện” Starbucks đã cung cấp cho công ty 1,7 tỷ USD với mức lãi suất 0%.

Chằng cần làm gì nhiều, tài chính Starbuks liên tục tăng trưởng. Trong năm 2019, Starbucks đã “vô tình” thu được 125 triệu USD mà khách hàng không xài tới.

Điều thú vị là khách hàng có thể rút tiền từ ngân hàng vào bất cứ lúc nào, nhưng thành viên của Starbucks Rewards chỉ có thể “rút cà phê”. Mô hình này đang và sẽ “chiếm dụng” được một lượng tiền mặt không nhỏ mà khách hàng chuyển vào, mang lại nguồn doanh thu ổn định cho Starbucks.

Hoạt động của một ngân hàng thương mại
Hoạt động của một ngân hàng thương mại.

Song Starbucks hiện vẫn chưa có bất kỳ kế hoạch tham vọng nào và chỉ sử dụng Starbucks Rewards để làm vốn lưu động. Giới chuyên gia chỉ ra rằng: Starbucks hoàn toàn có thể cho vay để kiếm thu nhập từ lãi suất, đầu tư dài hạn hoặc thậm chí là mở rộng hệ thống thanh toán di động…

Chương trình khách hàng thân thiết với tên gọi Starbucks Rewards
Chương trình khách hàng thân thiết với tên gọi Starbucks Rewards

Một vị giám đốc Điều hành Tập đoàn tài chính lớn thứ ba của Hàn Quốc tuyên bố rằng: Starbucks là một ngân hàng bí mật không được kiểm soát: “Công nghệ đã cho phép các công ty như Starbucks trở thành đối thủ của chúng tôi. Starbucks đang là một ngân hàng không được kiểm soát, không phải đơn thuần là một công ty cà phê”.

Tổng kết chung lại, Starbucks vẫn là một chuỗi cà phê nhưng lại hoạt động như một ngân hàng với chương trình khách hàng thân thiết và lưu trữ một khoản tiền gửi khổng lồ. Với quy mô toàn cầu và hạ tầng cơ sở kỹ thuật số hiện đại, Starbucks đang đứng trước cơ hội trở thành một fintech đầy tiềm năng, hoàn toàn có thể mở rộng các thị trường ngoài cà phê.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here