GG Ads là gì? Để chạy GG Ads cần những gì?

0
365

GG Ads là một trong những cái tên phổ biến trong các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, bởi vì nó có số lượng người dùng là những nhà quảng cáo lớn, hơn nữa thị phần cũng lớn. Vậy GG Ads được hiểu đúng là gì và cách để chạy GG Ads như thế nào?

GG Ads có nghĩa là gì? Để chạy GG Ads cần những gì?
GG Ads có nghĩa là gì? Để chạy GG Ads cần những gì?

GG Ads có nghĩa là gì? 

GG Ads là từ viết tắt của Google Ads, được hiểu đơn giản là một nền tảng quảng cáo của Google, những sản phẩm quảng cáo có trong GG Ads đều chủ yếu hiển thị trên những hệ sinh thái của Google như là Google Search, YouTube, Gmail và những nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN). 

Thông qua những hình thức hoặc những mục tiêu quảng cáo khác nhau, GG Ads giúp cho nhà quảng cáo có thể dễ dàng tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như là công cụ tìm kiếm, ứng dụng email/Gmail, nền tảng xem video YouTube hay là trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác nằm trong mạng lưới hiển thị của Google.

Ví dụ như hình ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc dòng sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong GG Ads. Mỗi ngày, Google sẽ ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search. 

Cách để phân biệt nội dung quảng cáo (Paid Content) với nội dung tự nhiên (Organic Content) đó chính là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng phía bên trái của mẫu quảng cáo. 

Sau đây là một vài số liệu thú vị về GG Ads. 

  • Tỷ lệ nhấp chuột trung bình trên các quảng cáo (CTR) của GG Ads là 8%. 
  • Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, có đến 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua những hình thức quảng cáo có trả phí của Google. 
  • Có 54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của một thương hiệu nào đó trên YouTube.

Vai trò của GG Ads đối với doanh nghiệp là gì? 

Hệ thống quảng cáo của Google hay là GG Ads đều khác hẳn với hầu hết những nền tảng khác bởi Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần những công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. 

GG Ads mang lại những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu nhằm tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây là những vai trò chính hoặc là những gì mà GG Ads có thể mang lại. 

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Với khối lượng người dùng khổng lồ hiện đang sử dụng những sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến với họ, giúp cho họ biết về thương hiệu. 
  • Xây dựng mức độ tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu: Giả sử bạn muốn mua một chiếc áo thun và bạn search Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc là thường xuyên thấy) là một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó nhiều hơn so với những thương hiệu mặc dù bạn đã “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy. 
  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Tùy vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ khởi chạy GG Ads theo nhiều cách khác nhau. Với Google, bạn có thể tiếp cận đến khách hàng hầu như trên tất cả những phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn cũng có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt đối với các từ khóa dài hoặc là từ khóa có khả năng hành động cao. 
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Có khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video quảng cáo trên YouTube, từ đó mang đến cho những nhà quảng cáo những cơ hội lớn để có thể tăng doanh số bán hàng của họ.

Khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo GG Ads cần có những gì? 

Đối với các nền tảng quảng cáo như TikTok, LinkedIn hay Facebook, việc quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn. 

Dưới đây là các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo trên GG Ads. 

Bước 1: Xác định mục tiêu và KPIs chính. 

Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau mà cách thiết lập các chiến dịch cũng có thể khác nhau. Ví dụ, nếu như mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc là video (Web + YouTube). 

Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) gồm: mục tiêu chiến dịch, chiến lược giá thầu, kiểu chiến dịch, đối tượng, khu vực, từ khoá, nội dung quảng cáo và landing page. 

Bước 2: Nghiên cứu, chọn lựa từ khóa và thiết lập đối sánh với từ khoá. 

Sau khi thấu hiểu được những mục tiêu cần đạt được, công đoạn cần thực hiện tiếp theo đó là nghiên cứu từ khoá. 

Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khóa trên GG Ads là công cụ trực tiếp của Google và Google Keyword Planner. 

Tuỳ vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ngắn/dài) và loại đối sánh khác nhau. 

  • Mỗi từ khóa hiển thị dự báo dung lượng (volume search) và giá thầu dự kiến. 
  • Cần traffic và hiển thị nhiều hơn thì có thể chọn đối sánh rộng hơn. 
  • Chọn những từ khoá dài nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay là các hành động cụ thể. 

Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan tới ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng: 

  • Từ khoá thông tin (know, infor) nếu như người dùng muốn tìm hiểu những thông tin cơ bản về sản phẩm.
  • Từ khoá điều hướng (go) nếu như người dùng tìm kiếm liên quan đến những sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay là thương hiệu cụ thể. 
  • Từ khóa thương mại (near action) nếu như người dùng muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hoặc so sánh với những sản phẩm (đối thủ) khác. 
  • Từ khoá chuyển đổi (do, action) nếu người dùng đã sẵn sàng mua hàng. 

Bước 3: Xác định chiến lược quảng cáo và nhóm quảng cáo. 

Sau khi đã có được từ khoá, căn cứ vào số lượng và mức độ khác nhau giữa những từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (ít nhất là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của GG Ads (tối thiểu là 2 và trung bình 5). 

Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu hoá mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích. 

Do chất lượng quảng cáo cũng có thể quyết định đến mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần phải cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo với các từ khóa có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page). 

Nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có được từ khoá và viết theo đó, nó cần phải được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và từ bối cảnh kinh doanh. 

Nếu như nhiều đối thủ cùng chạy một sản phẩm, mục tiêu của nhà quảng cáo lúc này là phải tìm ra những điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy được người dùng nhấp chuột. 

Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch. 

Bước cuối cùng là bạn cần đánh giá lại những hiệu xuất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch đó. 

Tips: Nội dung và những phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để có thể tiện theo dõi hơn và có được cái nhìn trực quan hơn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here