6 chiến lược giá trong marketing giúp tăng doanh thu hiệu quả

0
22

Chiến lược giá trong marketing giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì giá bán góp phần vào việc tăng doanh số và ngược lại. Vậy làm thế nào để có một chiến lược giá trong marketing phù hợp? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cách nhìn nhận đúng đắn nhất.

Khái niệm chiến lược giá trong marketing là gì?

Chiến lược giá trong marketing là cách để tìm giá cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong cạnh tranh.

Tổng hợp 6 chiến lược giá trong marketing

Đặt giá ở mức cao cấp so với đối thủ:

Đặt giá cao cấp thường đạt hiệu quả trong những ngày đầu của vòng đời sản phẩm hay dịch vụ, đánh vào tâm lý tiền nào của nấy. Chiến lược này phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, cách bán hàng độc lạ trên thị trường.

Đồng thời, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm chất lượng, bao bì bắt mắt, trang trí cửa hàng thu hút để hỗ trợ giá cao cấp.

Mức giá hớt váng:

Chiến lược này giúp doanh nghiệp tối đa hoá doanh số bán hàng các sản phẩm hay dịch vụ mới, giảm giá liên quan đến mức giá cao trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, sau đó hạ giá dần khi có sản phẩm của đối thủ xuất hiện.

Mức giá hớt vàng sẽ giúp doanh nghiệp đối đa hoá lợi nhuận trên những khách hàng đầu tiên và trước khi giảm giá để thu hút sự quan tâm của người dùng. Mức giá hớt vàng không chỉ giúp doanh nghiệp bù chi phí phát triển mà còn ảo ảnh về chất lượng và độc quyền của người tiêu dùng trên thị trường.

Mức giá thâm nhập thị trường:

Giá thâm nhập thị trường được thực hiện bằng cách cung cấp mức giá thấp hơn cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp . Chiến lược này phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và gây sức ép cho đối thủ nhưng thu về khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài các công ty thường tăng giá để khẳng định vị thế và phản ánh tốt hơn.

Chiến lược giá cho các chương trình khuyến mãi:

Giá khuyến mãi là một chiến lược hữu ích, các ưu đãi khuyến mãi bao gồm phiếu mua hàng, giảm giá, phiếu thưởng.

Mức giá tâm lý:

Giá tâm lý là chiến lược tiếp cận thu thập phản ứng cảm xúc của khách hàng thay vì phản ứng hợp lý của mình. Mức giá này đề cập đến kỹ năng mà doanh nghiệp dùng để khuyến khích người dùng phản ánh mức độ tình cảm hợp lý. Mục tiêu của giá tâm lý là tăng nhu cầu bằng cách tạo ảo ảnh về giá trị nâng cao cho khách hàng.

Định giá sản phẩm nhờ thương hiệu:

Nhiều doanh nghiệp đưa ra mức giá cao vì thương hiệu của họ nổi tiếng trên thị trường. Tiêu biểu phải kể đến là Iphone, một dòng thương hiệu cao cấp nên nếu áp mức giá thấp thì nhận thức thương hiệu của người dùng không còn nữa và họ sẽ không sử dụng. Chiến lược này phù hợp với những thương hiệu lớn.

Mức giá theo vị trí địa lý:

Vị trí địa lý của thị trường ảnh hưởng đến giá sản phẩm vì nhiều lý do như sự khan hiếm của sản phẩm, nguyên liệu, chi phí vận chuyển, thuế, sự khác biệt về tỷ giá tiền tệ,…

Giá theo từng nhóm sản phẩm

Chiến lược này sẽ định giá theo từng nhóm các sản phẩm có liên quan với nhau. Ví dụ như bạn mua một cái váy, nón, giày dép với mức giá khác nhau nhưng mua combo sẽ được mức giá rẻ.

Chiến lược giá tùy chọn:

Chiến lược này được áp dụng khi áp mức giá thấp cho dịch vụ chính nhưng nâng giá cho dịch vụ đi kèm. Chiến lược giá này thường được các doanh nghiệp vận tải giá rẻ áp dụng như hãng hàng không Vietjet.

Định giá bán kèm:

Chiến lược này được áp dụng khi doanh nghiệp đưa mức giá tốt cho sản phẩm phụ trợ sản phẩm chính giúp tối đa hoá doanh thu từ khách hàng.

Việc định giá sản phẩm, dịch vụ phải được thực hiện kỹ càng và hiệu quả. Các chiến lược giá trong marketing quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp, nên chiến lược giá phải được lựa chọn, xem xét phù hợp với tình hình thị trường và doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here