Khi yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và càng nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường thì sự cạnh tranh lớn là điều không tránh khỏi. Do đó, để tồn tại vững trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc khái quát về năng lực cạnh tranh và những tiêu chí đánh giá mà doanh nghiệp cần nắm bắt để có hướng đi đúng cho chiến lược kinh doanh của mình.
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
Năng lực cạnh tranh hay còn gọi là sức mạnh cạnh tranh là những nhân tố thể hiện năng lực thực tế cũng như điểm mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường.
Mục đích của việc xác định và đo lường năng lực cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp nắm rõ vị trí chính xác của họ đang đứng trên thị trường và lợi ích mà khách hàng nhận được.
Trong cùng một thị trường, doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh với nhau trong các khâu bao gồm: yếu tố đầu vào, quá trình tiêu thụ, quá trình sản xuất.
Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh mà doanh nghiệp cần nắm
Tiêu chí hình ảnh thương hiệu :
Hình ảnh thương hiệu là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh đầu tiên của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu uy tín, có tầm ảnh hưởng rộng thì khả năng cạnh tranh càng cao.
Thực tế có nhiều doanh nghiệp có thương hiệu lâu đời và khẳng định vị thế trên thị trường thì có sức ảnh hưởng hơn các doanh nghiệp mới mẻ. Đây cũng được xem là một dạng giá trị vô hình góp phần tạo sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu còn giúp khách hàng đánh giá chất lượng, uy tín và trao niềm tin cho doanh nghiệp.
Tiêu chí hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh được đánh giá trên hai yếu tố là chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Năng suất lao động là tổng hợp nhiều thành phẩn nhỏ như trình độ khoa học kỹ thuật, con người, khả năng phối hợp, hiệu suất làm việc của công nhân,…
Chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng để nhận định một sản phẩm hay dịch vụ có tốt không, đây là điều mà khách hàng quan tâm nhất trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính.
Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp
Vị thế của một doanh nghiệp được đo bằng lượng thị phần do thương hiệu mà doanh nghiệp nắm giữ trên thị trường. Doanh nghiệp có thị phần lớn thì họ được nhiều khách hàng ưa chuộng nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là rất cao.
Để thị phần doanh nghiệp tăng thì cần phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau như giá sản phẩm, chất lượng, dịch vụ hậu mãi, thái độ của nhân viên,…Một khi doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì sẽ thu hút nhiều đối tác và khách hàng hơn.
Tiêu chí trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội
Trách nhiệm đối với xã hội là điều mà một doanh nghiệp cam kết thực hiện cho mục tiêu chung của xã hội. Việc thực hiện đầy đủ với trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp trở nên uy tín và nâng cao danh tiếng hơn.
Hiện nay có nhiều vấn đề xã hội mà người dùng quan tâm như bình đẳng giới, môi trường, sức khoẻ… Nếu doanh nghiệp muốn ghi dấu ấn của mình đối với người tiêu dùng, đặc biệt là GenZ thì có thể tập trung vào trách nhiệm của mình với xã hội với những vấn đề trên.
Như vậy, để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ kiến thức và kỹ năng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngày càng khốc liệt.