Danh mục dự án
Viết một kịch bản TVC tốt đồng nghĩa với việc bạn đã thành công một nửa quá trình tạo ra TVC quảng cáo cho thương hiệu. Đối với mỗi một sản phẩm hay chiến dịch khác nhau ta sẽ làm ra những TVC khác nhau. Tuy nhiên, để viết ra một kịch bản TVC tốt thì chúng đều có những bước cơ bản cần được áp dụng như sau.
Kịch bản TVC là gì?
TVC được viết tắt từ Television Commercials, đây là một loại hình quảng cáo bằng video khá phổ biến được phát sóng trên kênh truyền hình. Kịch bản TVC thường được chia thành 2 loại đó là kịch bản TVC quảng cáo và kịch bản TVC giới thiệu doanh nghiệp.
Nội dung kịch bản TVC có thể là một câu chuyện của nhân vật nổi tiếng nào đó, hoặc người có tầm ảnh hưởng trong xã hội, họ chia sẻ về các trải nghiệm về sản phẩm. Hoặc có thể là một số video hình ảnh được quay và ghép lại nhằm mang đến những giá trị nhân văn như gia đình, cộng đồng… mà có liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đó đang làm.
Dù là TVC quảng cáo hay TVC giới thiệu doanh nghiệp thì nó đều có sức lan tỏa rộng rãi, tiếp cận được lượng lớn đối tượng khán giả đa dạng mà không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian hay là khoảng cách địa lý.
Những bước để viết một kịch bản TVC hoàn thiện
B1: Hiểu được “insight” của khách hàng
Bước đầu tiên bạn cần phải hiểu được insight khách hàng của mình. Nhiều người cứ tìm cách viết kịch bản TVC quảng cáo sao cho hấp dẫn, sao cho thật hoành tráng về sản phẩm/dịch vụ và họ đều chọn điểm xuất phát từ chính sản phẩm/dịch vụ đó. Nhưng có lẽ điều này chưa thực sự đúng!
Trước khi đưa ra 1 nội dung hay 1 thông điệp tiếp thị quảng cáo nào, điều quan trọng nhất cần tập trung là làm sao để hiểu rõ được insight – sự thật ngầm hiểu của khách hàng mục tiêu. Customer insight đơn giản là điều mà họ suy nghĩ, mong muốn bên trong họ và nó ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua hàng.
B2: Tìm ra idea phù hợp với “insight” của khách hàng
Khi đã hiểu được nhu cầu khách hàng của mình rồi, thì bước tiếp theo trong viết kịch bản TVC hấp dẫn là lên được ý tưởng – media phù hợp với họ. Nếu như ý tưởng của bạn hay mà không phù hợp với “customer insight” thì không thể mang lại hiệu quả cho một chiến dịch truyền thông. Vì vậy, trước khi bạn lên ý tưởng hãy triển khai thu thập thông tin “thật chuẩn” về “customer insight”.
B3: Tạo ra một câu chuyện thu hút
Sau khi đã brainstorm những ý tưởng phù hợp, thì bạn cần tạo ra một câu chuyện (Story) thu hút dựa trên ý tưởng đã xác định ban đầu. Bạn cần xây dựng chi tiết câu chuyện đó thậm chí là một vài phiên bản kịch bản TVC khác nhau xoay quanh ý tưởng đó.
B4: Triển khai nội dung
Bước cuối cùng chính là triển khai nội dung (content). Khi đã hoàn thiện được 3 bước hoàn chỉnh, bước cuối cùng trong viết kịch bản TVC là thể hiện được câu chuyện (story) bằng câu chữ, hình ảnh cũng như video clip.
-
Thể hiện câu chuyện của bạn bằng câu chữ thông qua những bài viết PR quảng cáo trên báo giấy, tạp chí, báo online hoặc một số diễn đàn online,…
- Thể hiện câu chuyện của bạn bằng hình ảnh thông qua những trang quảng cáo Print Ad trên báo giấy, tạp chí chuyên ngành hoặc một số banner quảng cáo online
- Thể hiện câu chuyện của bạn bằng video clip thông qua các TVC, những video clip “post” trên Youtube.com, clip.vn…
Một số mẹo viết kịch bản TVC hấp dẫn nhất
Không nên viết quá dài, sử dụng quy tắc 60/40
Theo như nghiên cứu đã chỉ ra rằng một video quảng cáo dài tầm 60 giây là lý tưởng, vì hầu như không một ai thích bị xem quảng cáo cả. Ngắn gọn và xúc tích là những gì quan trọng có thể giữ sự chú ý của khách hàng.
Một nguyên tắc mà bạn nên áp dụng để truyền đạt được nội dung tốt là 60/40. Nguyên tắc này quy định như sau: 60% khi viết kịch bản TVC bạn nên dành cho việc kể chuyện và 40% thời gian còn lại để nói về các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Truyền đạt rõ ràng mình là ai và bán gì
Bất cứ người dùng nào click vào video của bạn, họ đều phải biết được rõ ràng “À video này là về … của …” Khi đó, kể cả có nhu cầu thực sự hay không, nhưng khi cần đến sản phẩm/dịch vụ có liên quan, họ sẽ nhớ đến cái tên của bạn đầu tiên.
Nội dung vừa đủ với tốc độ phù hợp
Khi viết kịch bản TVC, bạn hãy để khách hàng có thể hiểu và cảm nhận được. Đừng để câu chuyện của bạn diễn ra quá vội vàng và chóng vánh, khách hàng sẽ cảm thấy hụt hẫng.
Phải có kêu gọi hành động
Video quảng cáo của bạn làm rất hay, nhưng lại không có ý nào liên quan đến việc kêu gọi khách hàng mua hàng của bạn hay nhớ đến công ty bạn, thì đó chính là một video thất bại. Vì viết kịch bản TVC là để bạn “bán hàng”, là để khách hàng có thiện cảm cũng như nhớ đến thương hiệu của bạn.
Với những bước cũng như mẹo trên, hy vọng Skyads đã giúp các bạn có thể cầm bút, cầm bàn phím viết riêng luôn cho mình một kịch bản TVC chất lượng nhất nhé!